Nhau thai trọng bụng mẹ và những điều bạn cần lưu ý

Nhau thai nặng tới 0,9kg

Điều này có nghĩa là khi cân nặng của mẹ tăng lên trong thai kỳ thì có cả trọng lượng của nhau thai, chứ không phải của riêng em bé.


Nhau thai là huyết mạch giữa mẹ và bé

Mỗi phút, khoảng 20% máu được bơm từ cơ thể mẹ đến tử cung để truyền dinh dưỡng cho nhau thai. Vậy nên, nhau thai chính là huyết mạch giúp nuôi dưỡng em bé phát triển từng ngày. Ngoài việc truyền dinh dưỡng cho thai nhi, nhau thai cũng lọc chất độc và bài tiết cho bào thai thông qua máu.


Nhau thai được coi là cơ quan duy nhất “dùng một lần” trong cơ thể phụ nữ. (ảnh minh họa)

Nhau thai giúp phụ nữ có sữa để nuôi con sau sinh

Nhau thai tiết ra các hoóc-môn hCG có thể ngăn chặn sản xuất trứng và làm tăng lượng progesterone và estrogen để em bé phát triển khỏe mạnh trong tử cung. Vậy nên, mẹ sẽ có một thai kỳ bình thường, không bị ảnh hưởng bởi chu kỳ kinh nguyệt và sự thụ thai tiếp theo trong suốt 9 tháng dài. Tiếp đó, nhau thai còn tiết ra lactogen giúp phụ nữ mang thai có sữa và bước vào thời kỳ cho con bú.

Nhau thai có thể ăn được

Ngày càng nhiều các nhà khoa học cũng như phụ nữ sau sinh, đặc biệt là những người nổi tiếng thừa nhận đã ăn nhau thai và coi đó như một thứ thuốc bổ. Họ coi nhau thai người tương tự như nhau thai của những động vật có vú và chế biến thành các món ăn, thuốc bổ, sinh tố… đề bồi bổ cơ thể.


Lợi ích sức khỏe của nhau thai vẫn còn gây nhiều tranh cãi

Trong cuốn sách The Placenta Cookbook, tác giả Atossa Araxia Abrahamian viết về công dụng của nhau thai: “Nhau thai có tác dụng giúp phụ nữ giảm nguy cơ trầm cảm sau sinh, hỗ trợ việc sản xuất sữa mẹ, như một loại thuốc bổ giúp làm lành tử cung và bổ sung các dưỡng chất bị mất trong quá trình mang thai.” Tuy nhiên trên thực tế chưa có nhiều bằng chứng khoa học khẳng định những tác dụng của nhau thai. Vì vậy vấn đền này vẫn còn gây nhiều tranh cãi.

Nhận xét